Phong tục tập quán

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CHỮ SONG HỶ

                                 Nguồn gốc và ý nghĩa chữ Song hỷ

Trong lễ ăn hỏi, đám cưới của người Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc nên chữ Song Hỷ có màu đỏ xuất hiện rất nhiều, từ thiệp cưới, phông cưới đến vỏ hộp bánh cốm, chè, hạt sen, quả cau, lá trầu…Có khi chữ Song Hỷ còn được dán ở nhà, ngoài ngõ để thông báo cho mọi người về đám cưới.

Chữ này gắn chặt với một giai thoại đẹp, đầy yếu tố may mắn, trời định về tình duyên, thi cử của bậc danh sỹ nổi tiếng đời nhà Tống, một trong “Đường Tống bát đại gia” – Vương An Thạch. Giai thoại về ông liên quan đến chữ Song hỷ như sau:

Thuở nhỏ Vương An Thạch học rất giỏi, năm 20 tuổi chàng lên kinh đô cách quê 200 dăm để dự thi. Dọc đường Vương An Thạch đi qua một vùng trù phú. Nhà Mã viên ngoại trong vùng đang kén chồng cho con gái. Vị viên ngoại này là người có học nên muốn kén rể là người giỏi giang uyên bác chứ không muốn kén chồng giàu có mà ít học cho con gái. Khi Vương An Thạch qua đó cũng là lúc viên ngoại đó mở tiệc mừng thọ. Trong nhà treo đèn kết hoa rực rỡ, khách khứa ra vào đông như hội. Bên ngoài cổng có treo một lồng đèn lớn, kẻ qua người lại xúm nhau xem xét, bàn tán. Vương An Thạch thấy lạ, ghé vào nhìn thấy trên đèn kéo quân có dán một vế đối: “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” (Nghĩa là: Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân).

Vương An Thạch nghĩ mãi không đối được, nhưng vẫn nói cứng “Câu này dễ đối thôi”, rồi bỏ đi. Người nhà của Mã viên ngoại nghe được, chưa kịp trình với Mã viên ngoại thì Vương An Thạch đã lên đường đến kinh đô.

Tại trường thi, Vương An Thạch làm bài thi xong, đem nộp bài trước tiên. Quan chủ khảo lật xem, tấm tắc khen tài, vấn đáp ông trả lời trôi chảy đã có ý lấy ông đỗ đầu. Nhà vua cho vời ông vào triều để biết mặt và thử tài thêm . Thấy ở sân rồng có một lá cờ trên có thêu một con hổ, vua ra cho ông một vế đối: “Phi kỳ hổ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân (Nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình).

Vương An Thạch chợt nhớ tới vế đối trên đèn kéo quân trước nhà Mã viên ngoại và thấy âm, ý rất hay lại cân xứng, hoàn chỉnh với vế đối của vua liền ứng khẩu đọc ngay:

“Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ”

Vua và quan chủ khảo thấy Vương có tài ứng đối mau lẹ, vế đối rất chỉnh, có ý nghĩa xuất sắc nên đã chấm Vương An Thạch đậu thủ khoa kỳ thi đó.

Trong khi chờ đăng tên lên bảng vàng, Vương An Thạch trở về quê nhà. Khi đi qua Mã gia trang, người nhà của Mã viên ngoại nhân ra Vương là người nói rằng vế đối trên đèn kéo quân dễ đối, nên mời Vương vào nhà trình với Mã viên ngoại. Mã viên ngoại yêu cầu Vương An Thạch đọc vế đối, Vương liền lấy câu của vua đọc lên thành: “ Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ/ Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân”.

Mã viên ngoại vô cùng mừng rỡ, thấy vế đồi rất chỉnh, rất khéo lại ẩn ý khoa tương lai nên nói với Vương An Thạch rằng: “Vế đối dán trên đèn kéo quân là của con gái lão, nó kén chồng nên thách đối thế, nếu gặp ai đối được nó mới đồng ý lấy làm chồng. Để lão gọi con gái ra cho hai bên được giáp mặt”.

Sau đó đám cưới được tổ chức linh đình tại Mã gia trang.

                                        Nguồn gốc và ý nghĩa chữ Song hỷ

Xem bói tình duyên để biết vợ chồng có hợp nhau hay không?

Vương An Thạch cưới được vợ tài giỏi và giàu có, ở luôn lại Mã gia trang. Ngay liền trong ngày đó, triều đình đăng bảng, Vương An Thạch đậu Trạng nguyên, được triều đình gọi lên kinh đô để nhậm chức.

Thế là chàng họ Vương nhờ may mắn mà một lượt gặp hai điều vui mừng: Thi đậu trạng nguyên và cưới được vợ giàu có.

Vương An Thạch bèn hứng chí ngâm nga:

“Vận may đối đáp thành song hỷ

Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng”

Sau đó lấ giấy viết hai chữ “Hỷ” rất to trình lên nhạc gia và gửi về cho gia đình một bản. Thông báo lại hai việc vô cùng may mắn, tốt lành là đại đăng khoa (thi đõ) và tiểu đăng khoa (lấy vợ).

Vời việc viết hai chữ “Hỷ” liền nhau đọc là “song hỷ” vị trạng nguyên này đã sáng tạo ra một chữ mới, chữ “Song Hỷ”

                        Nguồn gốc và ý nghĩa chữ Song hỷ

Như vậy, nguồn gốc của chữ Song hỷ do điển tích vừa thi đỗ Trạng nguyên vừa cưới được vợ giỏi. Có người còn nói rằng, Song Hỷ là việc vui mừng song song, nhà trai cưới được vợ cho con trai, nhà gái gả được chồng cho con gái.

Trích Phong tục dân gian – Lý Kiến Thành

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

xem phong thuy xem boi xem tuong xem tu vi tu van phong thuy xem boi online


mâm ngũ quả ngày tết hình xăm hợp tuổi dần tết đoan ngọ chọn ngọc thạch phong thủy động Lá số sao Tham Lang hình thể tương sinh phong thủy phòng đọc phòng đọc sách không được làm xem tử vi hạn vận tốt xấu năm 2015 menh vo chinh dieu tướng người phụ nữ đa tình lễ Vu Lan chuyện tình yêu bằng kiều xem vận hạn bAT TỰ Sao Tử ở phụ mẫu tướng người sắp chết trầm tĩnh người tuổi sưu văn khấn lễ chung thất dọn dẹp tướng số phụ nữ có râu Tình yêu của người tuổi Dậu nhóm máu mất mơ thấy vòi nước phun thuoc chúc vận quý nhân chồng tuổi sửu vợ tuổi dần nên sinh Phòng Sách Mẹo phong thủy thu hút điều lành và cung thần sửa soạn lễ vật cúng Dàng sao Giải Thần vượng địa phong thủy nhà ở cho người mệnh thổ nhÃƒÆ xem tướng cổ tình cảm màn hình điện thoại của 12 chòm sao Hợp tác kinh doanh của người tuổi Dần mơ thấy ong ba da mat Vòng Vận đá phong thủy theo mạng làm ăn khai vận phong thủy trong tiết Hàn Lộ Tượng Học Chòm sao kiêu ngạo tướng số bàn tay Hạn tam tai vị trí nốt ruồi nói lên điều gì Khoa tử vi Tuổi Mùi hợp với tuổi nào cóc sát tinh sao thien dong mơ thấy địa ngục chòm sao nữ thực tế con người thất tu vi Hướng đặt bàn thờ thần tài cho xem tuổi để mua nhà ất sửu